Học tập nghị quyết

HỎI - ĐÁP Kết luận số 58-KL/TW, ngày 23/6/2023 của Ban Bí thư về tổ chức và hoạt động của Hội Người cao tuổi Việt Nam

HỎI - ĐÁP Kết luận số 58-KL/TW, ngày 23/6/2023 của Ban Bí thư về tổ chức và hoạt động của Hội Người cao tuổi Việt Nam


Câu 1: Mô hình hội người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện thí điểm tại bao nhiêu tỉnh, thành phố, gồm các tỉnh, thành phố nào?

Trả lời: Mô hình hội người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện thí điểm tại 13 tỉnh, thành phố gồm: Đắc Nông, Kiên Giang, Tiền Giang, Bình Phước, Bình Dương, Vĩnh Long, Lai Châu, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hòa Bình, Nghệ An, Bắc Giang.

Câu 2: Kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện mô hình thí điểm hội người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện? 

Trả lời:

- Công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với việc bảo vệ, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi được tăng cường. 

- Nhận thức của cán bộ, đảng viên và xã hội về vị trí của hội người cao tuổi được nâng cao. 

- Tổ chức bộ máy, cán bộ hội được củng cố, kiện toàn, thực hiện tốt hơn vai trò đại diện cho quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người cao tuổi

 Câu 3:  Những hạn chế, yếu kém sau 10 năm thực hiện mô hình thí điểm hội người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện?

Trả lời: 

- Một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về công tác người cao tuổi.

- Chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội người cao tuổi một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. 

- Tổ chức bộ máy, năng lực công tác của một bộ phận cán bộ hội còn hạn chế; chưa làm tốt vai trò đại diện, tham mưu với cấp uỷ, chính quyền, chưa phát huy vai trò tích cực của người cao tuổi và tổ chức hội trong đời sống xã hội.

Câu 4:  Ban Bí thư yêu cầu Hội Người cao tuổi Việt Nam phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu nào?

Trả lời:

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật phù hợp với chất lượng dân số, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng và tốc độ già hoá dân số.

 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

- Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; xây dựng hội vững mạnh, thực hiện tốt vai trò đại diện quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên.

- Đồng ý chủ trương xây dựng tổ chức hội người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện.

Câu 5:  Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp đối với Hội Người cao tuổi Việt Nam cần chú trọng nội dung gì?

Trả lời: Cần phải quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghiêm quan điểm, chủ trương, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi.

Câu 6: Ban Bí thư đồng ý chủ trương xây dựng tổ chức hội người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi nào? Cấp ủy nào có thẩm quyền thành lập hội người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện?

Trả lời: 

- Ban Bí thư đồng ý chủ trương xây dựng tổ chức hội người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện.

- Căn cứ nhu cầu, tình hình, điều kiện thực tế, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương xem xét việc thành lập hội người cao tuổi cấp tỉnh, cấp huyện và biên chế làm việc trong biên chế của địa phương.