Học tập nghị quyết

HỎI - ĐÁP Kết luận số 72-KL/TW, ngày 23/02/2024 của Bộ Chính trị

HỎI - ĐÁP Kết luận số 72-KL/TW, ngày 23/02/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại


Câu 1: Kết quả sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI?

Trả lời:

- Nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, doanh nghiệp, xã hội về vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của kết cấu hạ tầng đối với phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoáhiện đại hoá đất nước có nhiều chuyển biến tích cực

- Hệ thống pháp luật được quan tâm hoàn thiện, tiếp cận với thông lệ quốc tế, nhất là các chính sách về quy hoạch, đầu tư phát triển, đầu tư công, hợp tác công tư..., trên cơ sở đótăng cường nguồn lựctạo môi trường thuận lợi để phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng, hình thành diện mạo phát triển mới của đất nước.

- Nhiều chương trình, dự án, công trình được đưa vào khai thác, vận hành, phát huy hiệu quả, nhất là hạ tầng giao thôngnăng lượng, thuỷ lợi, đô thị, thông tin và truyền thông; chú trọng phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tếvăn hoáthể thao, thúc đẩy tăng trưởng kinh tếbảo đảm phúc lợi và an sinh xã hộicùng cố quốc phòngan ninh, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoáhiện đại hoá đất nước.

Câu 2: Những hạn chế, yếu kém sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI? 

Trả lời: 

- Việc thực hiện mục tiêu cơ bản của Nghị quyết số 13-NQ/TW chưa đạt yêu cầu đề ra, chưa tạo được bước đột phá trong huy động nguồn lực, hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững. 

- Một số cơ chế, chính sách ban hành chậm, thiếu thống nhấtcông tác quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền còn bất cập.

- Chưa chú trọng phát triển hạ tầng đa mục tiêu kinh tế - xã hội kết hợp với quốc phòngan ninhthích ứng với biến đổi khí hậu; hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đồng bộ, thiếu kết nổi nội vùng, liên vùng và giữa các lĩnh vực hạ tầng; công tác đầu tư xây dựng mớinâng cấp và duy tu, sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng còn khó khăn, bất cập.

- Hạ tầng xã hộivăn hoáthể thao, nhất là ở nông thôn, miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo chưa được đầu tư đúng mức; tình trạng ách tắc giao thông úng ngập, ô nhiễm môi trường kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tại một số đô thị lớn

Câu 3: Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém?

Trả lời:

- Nhận thức, năng lực, tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số cấp ủy tổ chức đảngchính quyềnngười đứng đầu còn hạn chế. Một số chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, chưa sát với thực tiễn và xu thể phát triển; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ hiệu quả.

 - Nguồn lực quốc gia còn hạn chế, chưa thu hút có hiệu quả nguồn lực ngoài nhà nước công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa mang tính tổng thể và đồng bộ; công tác quản lý đầu tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả.

Câu 4: Giải pháp phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại?

Trả lời:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển thì đồng thời phải phát huy hệ thống kết cấu hạ tầng đã xây dựng, tăng cường kết nổi nội vùng, liên vùng, khu vựcbthu hẹp khoảng cách vùng, miền; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất nước, rừng và các tài nguyên khác.

- Phấn đấu đến năm 2030, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tương xứng với một quốc gia đang phát triển, có nền công nghiệp hiện đại và thu nhập trung bình cao. Hoàn thành các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, quy mô lớn, kết nối với khu vực và thế giới.

- Định hướng đến năm 2045, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại gắn với một quốc gia phát triển, thu nhập cao. Đồng thời kết nối và hội nhập với phát triển của thế giới.

Câu 5: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật cho phát triển hạ tầng? 

Trả lời:

- Rà soát sửa đổi, ban hành chính sách pháp luật liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng gắn với mục tiêu xây dựng công nghiệp hiện đại đến năm 2030, nhất là chính sách, pháp luật về đầu tư công, quy hoạch, đối tác công - tư, ngân sách nhà nước, phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số...

- Nghiên cứu tổ chức thí điểm mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư sử dụng công; hoàn thiện mô hình phát triển đô thị gắn với giao thông công cộng (TOD) xây dựng cơ chế tài chính đặc thù đối với các công trình hạ tầng văn hoá, xã hội; xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh để hình thành một số tập đoàn kinh tế lớn hàng đầu...

Câu 6: Giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng?

 

Trả lời:

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước phân cấp, phân quyền gắn với năng lực, đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu địa phương.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thu hút khu vực kinh tế ngoài nhà nước tham gia.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn; rà soát xây dựng cơ sở dữ liệu; hoàn thiện cơ chế điều phối; đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng; nghiên cứu, ban hành cơ chế rút ngắn quy trình.

Câu 7: Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phát triển hạ tầng?

Trả lời:

- Ưu tiên vốn ngân sách nhà nước cho các công trình, dự án quan trọng, đầy mạnh huy động nguồn lực xã hội.

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi phát triển thị trường tài chính; nghiên cứu hình thành quỹ phát triển hạ tầng; tăng thêm nguồn lực cho phát triển hạ tầng, đồng thời áp dụng linh hoạt trần nợ công gắn với khả năng trả nợ.

Câu 8: Giải pháp phát triển hệ thống hạ tầng quốc gia?

Trả lời:

- Ưu tiên đầu tư và đưa vào sử dụng sớm các dự án hạ tầng trọng điểm của từng lĩnh vực.

- Hoàn thiện tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đôngcác trục cao tốc Đông - Tây, các tuyến kết nối đa phương thức.

- Nâng cấp và xây dựng các sân bay quốc tế, cảng biển lớn, tuyến đường thủy nội địa có nhu cầu vận tải lớn.

- Phát triển các tuyến đường sắt đô thị, tàu điện ngầm tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.

- Phát triển đa dạng các loại hình nguồn điện đảm bảo an toàn hệ thống, giá thành hợp lý.

- Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạonăng lượng mới, năng lượng sạch.

- Nâng cấp và xây dựng hệ thống hồ trữ nước quan trọng để phòng chống thiên tai lũ lụt, hạn hán xâm nhập mặn.

- Tập trung xây dựng hạ tầng số với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Phát triển đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia, trung tâm dữ liệu lớn, bảo đảm an ninh thông tin.

- Nâng cao chất lượng phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng sinh thái, bền vững. Ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông, đường vành đai, thoát nước, xử lý nước thải, chống ngập. Xử lý chất thải rắn tập trung bằng công nghệ hiện đại.

 

- Xây dựng mạng lưới giáo dụcđào tạo, khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển. Phát triển mạng lưới y tế quốc gia đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe toàn dân. Phát triển các thiết chế văn hóa hiện đại mạng lưới cơ sở văn hóa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Xây dựng mạng lưới cơ sở thể dục, thể thao đồng bộhiện đại. Phát triển mạnh hạ tầng du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đầu tư hạ tầng nông thôn mới cơ bản đồng bộ, hiện đại, kết nối nông thôn - đô thị và các vùng miền.

Câu 9: Tỉnh Yên Bái cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với mục tiêu xây dựng công nghiệp hiện đại?

Trả lời:

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển.

- Xây dựng phương án bố trí nguồn vốn để triển khai thực hiện, trong đó cần chú trọng, vận động, thu hút các nguồn vốn nước ngoài, nguồn vốn được hỗ trợ từ Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ; đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

- Khẩn trương triển khai các dự án phát triển kết cấu hạ tầng đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030tầm nhìn đến năm 2050.

- Tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lựcưu tiên phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho các công trìnhdự án trọng điểmhạ tầng giao thông liên kết vùng và liên vùng, hạ tầng đô thị kết nối với nông thôn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới giao thông theo quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư, nâng cao năng lực vận tải, giao thương hàng hóagóp phần phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông theo hướng đồng bộ, có tính liên kết cao giữa các vùng trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực và hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Tiếp tục củng cố, nâng cấp hệ thống giao thông hiện có và xây dựng mở mới một số tuyến đường giao thông trọng điểm, cấp bách. Đẩy mạnh quy hoạch, xây dựng, phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư vào các khucụm công nghiệpnâng cao tỷ lệ lấp đầy ở các khu công nghiệp.

- Gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường; xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp theo vùng, Chú trọng phát triển hạ tầng ngành điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, thể thao du lịch. Ưu tiên cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực cho các dịch vụ phúc lợi xã hội gắn với đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực văn hóa - xã hội.