Học tập nghị quyết

HỎI – ĐÁP MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

HỎI – ĐÁP MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


Câu 1: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, nguyên nhân của bệnh chủ quan là do những yếu tố nào? 

Trả lời:

Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông.

Câu 2: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm về lý luận như thế nào? 

Trả lời:

Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận.

Câu 3: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng trí thức là gì? 

Trả lời:

Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. 

Câu 4: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, nói về tư cách của Đảng chân chính cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra nội dung nào sau đây? 

Trả lời:

Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải dựa vào điều kiện thiết thực và kinh nghiệm cách mạng ở các nước, ở trong nước và ở địa phương.

Câu 5: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, nói về bổn phận của Đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra nội dung nào sau đây? 

Trả lời:

Cố gắng học tập chính trị, quân sự, văn hóa. Phải gần gũi quần chúng, học hỏi quần chúng, cũng như phải lãnh đạo quần chúng.

Câu 6: Trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính”, để thực hiện “Chính” thì đối với công việc cần phải thế nào? 

Trả lời:

Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Bất kỳ việc to, việc nhỏ, phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết làm cho thành công.

Câu 7: Nói về đạo đức cách mạng trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra những điều nào sau đây? 

Trả lời:

Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm

Câu 8: Cách chữa thói ba hoa trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là nội dung nào sau đây? 

Trả lời:

Phải học cách nói của quần chúng. Chớ nói như cách giảng sách. Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ ra cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng.

Câu 9: Tính Đảng mà mỗi cán bộ, đảng viên cần phải có được nêu trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” là gì? 

Trả lời:

Phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến chốn. Lý luận và thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

Câu 10: Vấn đề cán bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, việc huấn luyện cán bộ gồm những cách nào? 

Trả lời:

Huấn luyện nghề nghiệp, huấn luyện chính trị, huấn luyện văn hóa, huấn luyện lý luận.

Câu 11: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Đảng ta phải làm thế nào dạy cán bộ và dùng cán bộ gồm những nội dung nào? 

Trả lời:

Phải cất nhắc cán bộ một cách đúng đắn; Phải giúp cán bộ cho đúng; Phải giữ gìn cán bộ. Phải biết rõ cán bộ; Phải khéo dùng cán bộ; Phải phân phối cán bộ cho đúng.

Câu 12: Cách lựa chọn cán bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”?  

Trả lời:

Những người đã tỏ ra rất trung thành và hăng hái trong công việc, trong đấu tranh; Những người liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng; Những người có thể phụ trách giải quyết các vấn đề, trong những hoàn cảnh khó khăn; Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật.

Câu 13: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, có mấy điểm lớn trong chính sách cán bộ cần phải chú ý? 

Trả lời:

Hiểu biết cán bộ; Khéo dùng cán bộ; Cất nhắc cán bộ; Thương yêu cán bộ; Phê bình cán bộ.

Câu 14: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, trong nội dung cách lãnh đạo thì lãnh đạo đúng nghĩa là thế nào? 

Trả lời:

Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong. Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được.

Câu 15: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, làm việc với dân chúng có mấy cách? 

Trả lời:

2 cách

Câu 16: Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, thói ba hoa là gì? 

Trả lời:

Dài dòng, rỗng tuếch; Có thói cầu kỳ; Khô khan, lúng túng; Báo cáo lông bông; Lụp chụp cẩu thả.

Câu 17: Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, cách mệnh là?

Trả lời:

Phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt.

Câu 18: Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, cách mệnh có gì?

Trả lời:

Tư bản cách mệnh. Dân tộc cách mệnh. Giai cấp cách mệnh.

Câu 19: Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vì sao mà sinh ra dân tộc cách mệnh?

Trả lời:

Bọn cường quyền này bắt dân tộc kia làm nô lệ. Đến khi dân nô lệ ấy chịu không nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi.

Câu 20: Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, giai cấp cách mệnh là gì? 

Trả lời:

Là giai cấp công nông không chịu nổi, đoàn kết nhau đánh đuổi giai cấp tư bản đi. Là giai cấp bị áp bức làm cách mạng để đạp đổ giai cấp đi áp bức mình. 

Câu 21: Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, cách mệnh trước hết phải có gì?

Trả lời:

Trước hết phải có đảng cách mệnh.

Câu 22: Trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, ai là những người cách mệnh?

Trả lời:

Là giai cấp công nông.

Câu 23: Tác phẩm “Cần kiệm liêm chính” gồm các bài viết đăng trên báo Cứu quốc, là các bài báo nào sau đây? 

Trả lời:

Thế nào là Cần, 30-5-1949; Thế nào là Kiệm, 31-5-1949; Thế nào là Liêm, 1-6-1949; Thế nào là Chính, 2-6-1949.

Câu 24: Tác phẩm “Cần kiệm liêm chính” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1949 với bút danh nào? 

Trả lời:

Lê Quyết Thắng

Câu 25: Trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính”, muốn cho chữ “Cần” có nhiều kết quả hơn thì đối với mọi công việc cần có điều gì? 

Trả lời:

Kế hoạch

Câu 26: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích cụ thể về chữ “Cần” trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính” như thế nào?

Trả lời:

Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Điều đó rất dễ hiểu. Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến. Siêng làm thì nhất định thành công. Siêng hoạt động thì sức khoẻ.

Câu 27: Trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính”, để phân công công việc phải nhằm vào 2 điều, là nội dung nào dưới đây? 

Trả lời:

Công việc: Việc gì gấp thì làm trước. Việc gì hoãn thì làm sau. (2) Nhân tài: Người nào có năng lực làm việc gì, thì đặt vào việc ấy.

Câu 28: Trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết như thế nào về mối quan hệ giữa “cần” và “kiệm”? 

Trả lời:

CẦN mà không KIỆM, “thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.

KIỆM mà không CẦN, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt.

Câu 29: Trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính”, muốn tiết kiệm thời giờ thì phải làm gì? 

Trả lời:

Muốn tiết kiệm thời giờ, thì việc gì ta cũng phải làm cho nhanh chóng, mau lẹ. Không nên chậm rãi. Không nên “nay lần mai lữa”.

Câu 30: Trong tác phẩm “Cần kiệm liêm chính”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra đâu là “bất liêm”?

Trả lời:

Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên.

Câu 31: Tác phẩm “Nhật ký trong tù” là tập thơ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào khoảng thời gian nào?

Trả lời:

Từ ngày 29/8/1942 đến ngày 10/9/1943.

Câu 32: “Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Tên bài thơ đã được dịch từ chữ Hán trong tác phẩm “Nhật ký trong tù” là gì? 

Trả lời:

Ngắm trăng

Câu 33: “Ví không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân;

Nghĩ mình trong bước gian truân

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”

Tên bài thơ đã được dịch từ chữ Hán trong tác phẩm “Nhật ký trong tù” là gì?

Trả lời:

Tự khuyên mình                                                                                                                                                                             

Câu 34: Theo nguyên bản, bốn câu thơ chép ngoài bìa tập “Ngục trung nhật ký” (tức Nhật ký trong tù) là những câu thơ nào sau đây?

Trả lời: 

Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao;

Muốn nên sự nghiệp lớn,

Tinh thần càng phải cao

Câu 35: Bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” trong tập “Nhật ký trong tù” có ý nghĩa gì?                                                                                                                                                                             

Trả lời:

Có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn đối việc rèn luyện đạo đức cách mạng.                                     

 Câu 36: “Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp

Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;

Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Tên bài thơ đã được dịch từ chữ Hán trong tác phẩm “Nhật ký trong tù” là gì?                                                                                                                                                                                                        

Trả lời:

Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”

Câu 37: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra đời ở đâu?

Trả lời:

Hà Đông

Câu 38: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát động vào thời gian nào?

Trả lời:

19/12/1946

Câu 39: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động nhằm kháng chiến chống cuộc xâm lược nào? 

Trả lời:

Cuộc xâm lược của thực dân Pháp lần thứ hai.                                                                                                                                                           

Câu 40: Ai được kêu gọi tham gia vào cuộc kháng chiến theo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh? 

Trả lời:

Tất cả mọi người dân Việt Nam

Câu 41: Theo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên nhân quan trọng để kháng chiến thắng lợi là?                                                                                                                                                                   

Trả lời:

Sự hy sinh                                                                                                                                                                           

Câu 42: Theo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” vì lý do gì mà Nhân dân Việt Nam phải đứng lên kháng chiến?                                                                                                                                                                       

Trả lời:

Vì muốn hòa bình; Vì không chịu làm nô lệ; Vì không chịu mất nước.                                                                   

Câu 43: Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì?

Trả lời:

 “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.                                                                                                                                                       

Câu 44: Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân như thế nào?                                                                                                                                                                             

Trả lời:

 “Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước”.

Câu 45: Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, việc thành lập Trường Đại học Phương Đông đánh dấu một kỷ nguyên mới, với sự nghiệp vĩ đại gì?

Trả lời:

Giáo dục cho các chiến sĩ tương lai ấy nắm được nguyên lý đấu tranh giai cấp; Làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này; Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai.

Câu 46: Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, nói về nô lệ thức tỉnh, có bao nhiêu thợ nhuộm ở Chợ Lớn (Nam Kỳ) đã quyết định bãi công vì bị bớt lương? 

Trả lời:

600

Câu  47: Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, khi viết những lời gửi thanh niên An Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết về Đông Dương như thế nào?

Trả lời:

Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: Hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la; chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù. Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức.

Câu 48: Trong tác phẩm “Con đường dẫn tôi đến Chủ nghĩa Lênin”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu và nói như thế nào sau khi đọc Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa? 

Trả lời:

Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta! Đây là con đường giải phóng chúng ta!”.

Câu 49: Trong tác phẩm “Con đường dẫn tôi đến Chủ nghĩa Lênin”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như thế nào về vai trò của Chủ nghĩa Lênin? 

Trả lời:

Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Câu 50: Trong “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, tuyên truyền là gì?

Trả lời:

Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm.                                                                                                                                                                       

Câu 51: Trong “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người tuyên truyền phải biết cách nói như thế nào?

Trả lời:

Nói thì phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực.Phải có đầu, có đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được;  Chớ dùng những danh từ lạ, ít người hiểu. Chớ nói ra ngoài đề, chớ lắp đi lắp lại; Chớ nói quá một tiếng đồng hồ, vì nói dài thì người ta chán tai, không thích nghe nữa.

Câu 52: Trong “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người tuyên truyền muốn thành công thì phải biết cách tuyên truyền, đó là gì?                                                                                                                                                                     

Trả lời:

Phải hiểu rõ; phải biết cách nói; phải có lễ độ                                                                                                             

Câu 53: Trong tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về hòa bình như thế nào?                                                                                                                                                                                                 

Trả lời:

Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, hòa bình thật sự, hòa bình trong độc lập, tự do, chứ không phải thứ hòa bình giả hiệu, “hòa bình” kiểu Mỹ.

Câu 54: Trong tác phẩm “Kiểm điểm công việc của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi một đảng viên phải học thạo một nghề chuyên môn, về quân sự, về canh nông, về công nghệ, về thương mại…Vì sao? 

Trả lời:

Vì phải đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công. Vì phải thực hiện dân chủ mới để chuẩn bị đi đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Câu 55: Trong tác phẩm “Kiểm điểm công việc của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi đảng viên phải kiên quyết thực hành những việc gì? 

Trả lời:

Nghiên cứu chủ nghĩa; gần gũi quần chúng; nghiêm giữ kỷ luật; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. 

Câu 56: Trong tác phẩm “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết như thế nào? 

Trả lời:

Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết.                                                                                                                                                      

Câu 57: Trong “Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Tuần lễ VÀNG”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết như thế nào?

Trả lời:

Tuần lễ VÀNG sẽ tỏ cho toàn quốc, đồng bào và cho toàn thể thế giới biết rằng trong lúc chiến sỹ Việt Minh trên các mặt trận quyết hy sinh giọt máu cuối cùng để giữ vững nền tự do, độc lập của nước nhà, thì đồng bào ở hậu phương, nhất là những nhà giàu có, cũng có thể hy sinh được chút VÀNG để phụng sự Tổ quốc.

Câu 58: Trong “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người tuyên truyền muốn thành công thì phải biết cách tuyên truyền, đó là gì?                                                                                                                                                                      

Trả lời:

Phải hiểu rõ; phải biết cách nói; phải có lễ độ                                                                                                             

Câu 59: Trong tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về hòa bình như thế nào?                                                                                                                                                                                                 

Trả lời:

Nhân dân Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, hòa bình thật sự, hòa bình trong độc lập, tự do, chứ không phải thứ hòa bình giả hiệu, “hòa bình” kiểu Mỹ.

Câu 60: Trong tác phẩm “Kiểm điểm công việc của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi một đảng viên phải học thạo một nghề chuyên môn, về quân sự, về canh nông, về công nghệ, về thương mại…Vì sao? 

Trả lời:

Vì phải đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công. Vì phải thực hiện dân chủ mới để chuẩn bị đi đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Câu 61: Trong tác phẩm “Kiểm điểm công việc của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi đảng viên phải kiên quyết thực hành những việc gì? 

Trả lời:

Nghiên cứu chủ nghĩa; gần gũi quần chúng; nghiêm giữ kỷ luật; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. 

Câu 62:  Trong tác phẩm “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết như thế nào?

Trả lời:

Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương, để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƯỠNG TỰ DO và lương giáo đoàn kết.                                                                                                                                                      

Câu 63: Trong “Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm trung thu đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn các em thiếu nhi như thế nào?                                                                                                                                                                       

Trả lời:

Các em phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng; đối với bầu bạn phải yêu kính. Các em phải thương yêu nước ta. Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do.                                                                                                                                                                                          

Câu 64: Trong “Cán bộ tốt và cán bộ xoàng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về cán bộ tốt và cán bộ xoàng như thế nào?                                                                                                                                                                                               

Trả lời:

Nơi nào có cán bộ tốt, thì cả vùng đó hoạt động như một bộ máy. Và cả vùng đó tỏ ra một bầu không khí hăng hái, vui vẻ. Nơi nào cán bộ xoàng, thì vùng đó, như đang ngủ say. Trên giấy thì cái gì cũng có. Nhưng sự thật thì việc gì cũng uể oải, lúi xùi.                                                                                                                                      

Câu 65: Trong “Lời kêu gọi gửi nhân dân thế giới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói như thế nào? 

Trả lời:

Trong cuộc chiến tranh thế giới, thực dân phản động Pháp hợp tác với phát xít Nhật Bản. Ngày nay, chúng gây nên một cuộc chiến tranh tàn khốc để phá hoại quyền dân chủ của Việt Nam. Chúng xem khinh Hiến chương quốc tế như tấm giẻ rách.

Câu 66: Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân là như thế nào? 

Trả lời:

Việc gì cũng nghĩ đến lợi ích của riêng mình trước hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”.

Câu 67: Trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên như thế nào? 

Trả lời:

Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật.

Câu 68: “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đọc vào ngày nào? 

Trả lời:

02/9/1945.                                                                                                                                                                      

Câu 69: “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đọc tại đâu?

Trả lời:

Quảng trường Ba Đình.

Câu 70: “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố về quyền gì?                                                                                                                                                                           

Trả lời:

Quyền tự do; Quyền bình đẳng; Quyền mưu cầu hạnh phúc.                                                                                   

Câu 71: Trong bản “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói thực dân Pháp lập ra nhà tù nhiều hơn cái gì?                                                                                                                                                          

Trả lời:

Trường học.                                                                                                                                                                       

Câu 72: Trong bản “Tuyên ngôn độc lập”, thực dân Pháp sử dụng phương pháp nào để cho nòi giống ta suy nhược?

Trả lời:

Thuốc phiện, rượu, cồn.                                                                                                                                                   

Câu 73: Trong bản “Tuyên ngôn độc lập”, thực dân Pháp giữ độc quyền vào lĩnh vực nào?                                                                       

Trả lời:

In giấy bạc và xuất nhập cảng.

Câu 74: Mở đầu “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, là nội dung nào sao đây?                                                                                                                                                      

Trả lời:

Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.                                                 

Câu 75: Kết thúc “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với thế giới điều gì?                                     

Trả lời:

Tất cả mọi Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.

Câu 76: Trong “Di chúc” công bố năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về đoàn kết như thế nào?

Trả lời:

Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Câu 77: Trong “Di chúc” công bố năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắn nhủ điều gì với cán bộ, đảng viên?

  • Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Câu 78:  Trong “Di chúc” công bố năm 1969, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng cần phải làm gì đối với đoàn viên và thanh niên?

Trả lời:

Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.                                                                                                                                                               

Câu 79: Trong “Di chúc” công bố năm 1969, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng cần phải làm gì đối với nhân dân lao động?

Trả lời:

Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Câu 80: Trong “Di chúc” công bố năm 1969, điều cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn là gì?                                                                                                                                                                 

Trả lời:

Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.                                                                                                                                                         

Câu 81: “Di chúc” công bố năm 1969 được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày, tháng, năm nào?                                                                                                                                                                    

Trả lời:

Ngày 10/5/1969.                                                                                                                                                                 

Câu 82: Trong tác phẩm “Nội dung chủ nghĩa anh hùng cách mạng của chúng ta” viết tháng 4 năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nội dung nào sau đây?

Trả lời:

Nêu cao ý thức tập thể và làm chủ tập thể, ý thức tổ chức và kỷ luật, đoàn kết đồng chí, đoàn kết nhân dân, đi đường lối quần chúng.

Câu 83: Tác phẩm “Đời sống mới” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết xong vào thời gian nào? 

Trả lời:

Ngày 20/3/1947.

Câu 84: Trong tác phẩm “Đời sống mới”, việc thực hiện khẩu hiệu đời sống mới có kết quả như thế nào? 

Trả lời:

Nhiều nơi, chị em phụ nữ đã sửa đổi cách ăn mặc gọn gàng, đã biết chung nhau nuôi gà, nuôi lợn. Nhiều nơi, thói cờ bạc, say sưa, hút xách, trộm cắp giảm bớt rất nhiều.

Câu 85: Tác phẩm “Đời sống mới” nêu rõ mục đích của đời sống mới là gì? 

Trả lời:

Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn.                                                                                                                                                  

 Câu 86: Tác phẩm “Đời sống mới” nêu rõ đời sống mới có mấy thứ? 

Trả lời:

Đời sống mới có thể chia làm hai thứ. Một là đời sống mới riêng, từng người. Hai là đời sống mới chung, từng nhóm người, như các bộ đội, các nhà máy, các trường học, các công sở, v.v..

Câu 87:   Tác phẩm “Đời sống mới” nêu rõ mối quan hệ giữa đời sống mới với việc tăng gia sản xuất như thế nào?                                                                                                                                                                

Trả lời:

Việc tăng gia sản xuất cũng như mọi việc khác, đều rất quan hệ với đời sống mới. Tăng gia sản xuất tức là một bộ phận trong đời sống mới. Có tinh thần đời sống mới, thì tăng gia sản xuất mới chóng thành công. Mà tăng gia sản xuất có thành công, thì đời sống mới dễ thực hiện.                                                                                                                                                                     

Câu 88: Trong tác phẩm “Đời sống mới” nêu rõ đời sống mới trong một làng nên thế nào?                                                                                                                                                                     

Trả lời:

Người này thi đua với người khác. Nhà này thi đua với nhà khác. Làng này thi đua với làng khác. Ai hơn thì được nhân dân kính trọng và Chính phủ khen thưởng. Như vậy, ai cũng hăng hái.                                               

Câu 89: Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói thế nào là đời sống mới trong một trường học?

Trả lời:

Trong một trường học, các thầy nên thi nhau tìm cách dạy sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, nhanh chóng và thiết thực. Các trò nên đua nhau học. Đồng thời biết tiết kiệm giấy bút, biết giữ kỷ luật.                                                                                                                            

Câu 90: Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về đời sống mới trong các công sở nên thế nào?                                                                                                                                      

Trả lời:

Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân, phải được dân tin cậy. Vì vậy, những người làm trong các công sở càng phải làm gương đời sống mới cho dân bắt chước.